NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN NÉT KÌ DIỆU CỦA GỐM CHI
1. Tính khác biệt trên từng sản phẩm
Thoạt tiên, khi nhìn vào những sản phẩm Gốm Chi, bạn sẽ có cảm giác như đó là những sản phẩm được tạo hình với một chút sai sót về bố cục hay hình khối. Nhưng sự không hoàn hảo này lại chẳng hề khiến người ngắm gốm cảm thấy mất cân đối hay khó chịu. Nó khiến họ phải ngắm nghía Gốm Chi thật kỹ, nhìn Gốm Chi lâu hơn - đủ lâu cho đến khi họ thấy yêu những nét thô mộc, duyên dáng nhưng đầy nét cá tính đó từ lúc nào không hay.
Và sự khác biệt này lại được nhân lên bởi mỗi sản phẩm Gốm Chi, kể cả khi cùng một hình dáng, lại không hề giống nhau nếu bạn để ý kĩ. Đó là vì những sản phẩm Gốm này được làm hoàn toàn bằng tay, mang trong đó sự khác biệt của chính tâm trạng của người nghệ sĩ. Sẽ thật tuyệt biết bao khi bạn biết rằng món đồ Gốm bạn đang sử dụng là món đồ khác biệt với tất cả, giống như người nghệ sĩ làm ra nó chỉ để dành cho riêng bạn, để bạn hiểu tinh thần họ dành vào trong đó mà thôi.


2. Nét thô mộc và dịu dàng
Với những tone màu thật trầm – những tone màu của đất, sản phẩm của Gốm Chi mang trong mình nét thô mộc chẳng hề lẫn lộn với bất cứ sản phẩm Gốm nào khác. Có thể những màu sắc này sẽ không bắt mắt bạn ngay từ lần đầu tiên bạn nhìn thấy nó, nhưng càng nhìn kỹ, bạn sẽ thấy màu sắc của Gốm mang một vẻ dịu dàng, chất phác, mộc mạc và đầy hoài niệm.
Chỉ cần bạn đang đi trên phố đông, ghé vào cửa hàng Gốm Chi tại 43 Vạn Kiếp, bạn sẽ thấy mình như đang được sống ‘chậm’ lại một chút, chỉ muốn ngắm nhìn những món đồ gốm thật lâu và hoài niệm về những thứ đã qua.


3. Nét phóng khoáng trong việc làm men và cách trang trí men
Sản phẩm của Gốm Chi khác lạ cả về những chất men độc quyền riêng và về cách làm men thủ công đầy cảm xúc trên từng sản phẩm. Khi làm men, người nghệ sĩ của Gốm Chi không nhúng men với sự hoàn chỉnh như một dây chuyền công nghiệp mà làm men thủ công cho từng sản phẩm. Từ những sản phẩm có kích thước lớn cho đến những sản phẩm nhỏ lẻ như một tách trà đều được tráng bằng tay với một cảm xúc riêng.
Hơn nữa, nếu như ở các sản phẩm Gốm khác, người ta thường cảm thấy quen thuộc với các hình vẽ tả thực- những phong cảnh, sự vật, con người được trang trí trên gốm thì ở Gốm Chi, việc trang trí men lại được thực hiện bằng những nét bút phóng khoáng và lối vẽ chấm phá, cách điệu.

Người nghệ nhân của Gốm Chi như đang chơi với men, ‘phóng bút’ theo tâm trạng và cảm xúc riêng của mình. Đó là lý do vì sao tính ‘cá nhân hóa’ trong mỗi sản phẩm của Gốm Chi lại trở thành một dấu ân đặc biệt đến vậy mỗi khi người ta nghĩ tới dòng gốm này.
Những tinh thần được truyền tải trong Gốm Chi là những tinh thần mang nét Việt, nét hoài niệm, nét cá nhân. Thô mộc, đơn sơ nhưng vô cùng cá tính, chẳng sai khi hoạ sĩ Cao Trọng Thiềm - Giám đốc Viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam từng nói rằng: "Gốm Chi mang một "tiếng nói" riêng, là sản phẩm của sự tài hoa và sức sáng tạo không ngừng, xứng đáng đóng góp cho sự phong phú đa dạng của nghệ thuật gốm sứ cổ truyền Việt Nam trong quá trình khôi phục lại các làng nghề truyền thống"