Gốm sứ xây dựng VN vươn ra thị trường nước ngoài
Ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam còn rất khiêm tốn song xuất khẩu vẫn là một kênh tiêu thụ quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng, giúp họ tạo được uy tín thương hiệu và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế...

Theo ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam còn rất khiêm tốn song xuất khẩu vẫn là một kênh tiêu thụ quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng, giúp họ tạo được uy tín thương hiệu và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.

Hiện tại, gạch ceramic và granite của Việt Nam đã có mặt trên thị trường một số nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Canađa, Nhật, Mỹ, các nước ASEAN và Đông Âu. Sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và kiểu dáng.
Năm 2004, toàn ngành gốm sứ xây dựng xuất khẩu được trên 50 triệu USD, dự kiến năm nay xuất khẩu khoảng 60 triệu USD. Các đơn vị xuất khẩu hàng đầu là Tổng Công ty Viglacera, Taicera, Inax, Đồng Tâm, Vitaly...

Tuy nhiên, ông Huy cho rằng, ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam hiện mới chỉ trong giai đoạn đầu tìm đường "xuất ngoại". Do vậy, để có thể cạnh tranh và hội nhập, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ sở vật chất cho chương trình xuất khẩu và đào tạo đội ngũ bán hàng có tính chuyên nghiệp ở các thị trương nước ngoài khi điều kiện cho phép.
Ông Huy cũng kiến nghị với Chính phủ tạm dừng việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất gốm sứ xây dựng để giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư tràn lan.

Trong 6 năm trở lại đây, gốm sứ xây dựng Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân từ 25 đến 30%. Năm 2003, năng lực sản xuất gạch ốp lát của Việt Nam đạt 110 triệu m2/năm và năm nay, có khả năng đạt trên 169 triệu m2. Trong khi, năng lực sản xuất sứ vệ sinh hiện tại là gần 7 triệu sản phẩm/năm./


 

Gom Su Viet NamTheo ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam còn rất khiêm tốn song xuất khẩu vẫn là một kênh tiêu thụ quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng, giúp họ tạo được uy tín thương hiệu và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế...

Theo ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam còn rất khiêm tốn song xuất khẩu vẫn là một kênh tiêu thụ quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng, giúp họ tạo được uy tín thương hiệu và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.

Hiện tại, gạch ceramic và granite của Việt Nam đã có mặt trên thị trường một số nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Canađa, Nhật, Mỹ, các nước ASEAN và Đông Âu. Sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và kiểu dáng.
Năm 2004, toàn ngành gốm sứ xây dựng xuất khẩu được trên 50 triệu USD, dự kiến năm nay xuất khẩu khoảng 60 triệu USD. Các đơn vị xuất khẩu hàng đầu là Tổng Công ty Viglacera, Taicera, Inax, Đồng Tâm, Vitaly...

Tuy nhiên, ông Huy cho rằng, ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam hiện mới chỉ trong giai đoạn đầu tìm đường "xuất ngoại". Do vậy, để có thể cạnh tranh và hội nhập, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ sở vật chất cho chương trình xuất khẩu và đào tạo đội ngũ bán hàng có tính chuyên nghiệp ở các thị trương nước ngoài khi điều kiện cho phép.
Ông Huy cũng kiến nghị với Chính phủ tạm dừng việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất gốm sứ xây dựng để giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư tràn lan.

Trong 6 năm trở lại đây, gốm sứ xây dựng Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân từ 25 đến 30%. Năm 2003, năng lực sản xuất gạch ốp lát của Việt Nam đạt 110 triệu m2/năm và năm nay, có khả năng đạt trên 169 triệu m2. Trong khi, năng lực sản xuất sứ vệ sinh hiện tại là gần 7 triệu sản phẩm/năm./